Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm dần mất kiểm soát, để Bộ Công an rơi vào tay Thủ tướng Chính?

Đảng và nhà nước Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chủ trương “tinh gọn bộ máy” của hệ thống chính trị, theo chỉ thị của Tổng Bí thư Tô Lâm. Nhiệm vụ này sẽ hoàn tất trong Quý I/2025.

Trước đó, theo chỉ đạo của ông Tô Lâm, Bộ Chính trị đã quyết định tạm dừng việc bổ nhiệm, và giới thiệu các nhân sự vào chức vụ cao hơn, đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện sắp xếp và tinh gọn, ngoại trừ những trường hợp thực sự cần thiết.

Đồng thời, việc tuyển dụng công chức cũng bị tạm dừng, từ ngày 1/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, theo định hướng của Trung ương.

Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng, tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, và lưu ý rằng, không để cơ quan Nhà nước trở thành “vùng trú ẩn an toàn” cho những cán bộ yếu kém.

Mới nhất, ngày 3/1/2025, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Như vậy, Bộ Công an vừa có thêm Thứ trưởng thứ 7.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, Bộ Công an được phép có tối đa là 6 thứ trưởng, với cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tướng.

Được biết, Bộ Công an đã có đủ 6 thứ trưởng, gồm các ông: Trần Quốc Tỏ, Lê Quốc Hùng, Lê Văn Tuyến, Nguyễn Văn Long, Phạm Thế Tùng, Nguyễn Ngọc Lâm. Nay lại có thêm nhân sự thứ 7 là Thiếu tướng Đặng Hồng Đức.

Theo giới thạo tin, ông Đức, 47 tuổi, quê Nam Định, từng là Thư ký và Trợ lý cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sau khi ông Quang qua đời, ông Đức tiếp tục chuyển sang làm Trợ lý cho Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Sau Đại hội 13, ông Đức được điều về làm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. Từ ngày 1/2/2023, ông được điều động giữ chức Chánh Văn phòng Bộ Công an.

Gần đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến chỉ trích Tổng Bí thư Tô Lâm – người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, và vẫn coi Bộ này như một “đặc khu riêng”. Và trước chính sách “tinh gọn nhân sự”, mà Bộ Công an vẫn “bình chân như vại”.

Tuy nhiên, việc bổ nhiệm tân Thứ trưởng – Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, lại là việc nằm ngoài ý chí và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm. Cụ thể, đây là quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Theo quy định, trong một số trường hợp đặc biệt, số lượng Thứ trưởng có thể vượt quá quy định, nếu có sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ”.

Theo giới thạo tin, việc bổ nhiệm ông Đặng Hồng Đức, là đồng hương và là cựu Thư ký kiêm Trợ lý của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, là tiếp sức cho Thượng tướng – Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ, em trai của ông Trần Đại Quang.

Còn nhớ, ngày 22/5/2024, sau khi Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước, thì Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định, giao cho Thứ trưởng Thường trực Trần Quốc Tỏ quyền điều hành các hoạt động của Bộ Công an, cho đến khi có Bộ trưởng Công an mới.

Hiện nay, vị thế và quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm đang suy yếu, do gặp phải sự chống đối từ các lãnh đạo cấp cao có tư tưởng “bảo thủ” và thân Trung Quốc trong Đảng.

Theo giới phân tích, có nhiều chỉ dấu cho thấy, Thủ tướng Chính đang bắt tay với Chủ tịch nước Lương Cường, để ép Bộ Công an phải thực hiện việc “tinh gọn bộ máy” tại Bộ này.

Ngày 11/12/2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm và làm việc với Bộ Công an. Tiếp đó, ngày 30/12, Thủ tướng Chính đã chủ trì cuộc họp về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Đây chính là lý do vì sao, công luận đặt câu hỏi: Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm đang dần mất kiểm soát đối với Bộ Công an?

 

Trà My – Thoibao.de